22 Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng.

itvc.haiphong@itvc-global.com

Các thay đổi của AIAG & VDA FMEA

Ngày 17-11-2019 Lượt xem 2781

 

Để hỗ trợ quý vị thực hiện triển khai AIAG & VDA FMEA, ITVC Toàn Cầu xin gửi tới các bạn tổng hợp 10 thay đổi của AIAG & VDA FMEA như sau:


1. Đưa ra 7 bước để thực hiện FMEA:

Quá trình triển khai FMEA đã được sửa đổi và được yêu cầu tiếp cận theo 7 bước:

• Bước 1 | Lập kế hoạch và chuẩn bị (Planning and Preparation)

• Bước 2 | Phân tích cấu trúc (Structure Analysis)

• Bước 3 | Phân tích chức năng (Function Analysis)

• Bước 4 | Phân tích mô hình sai lỗi (Failure Analysis)

• Bước 5 | Phân tích rủi ro (Risk Analysis)

• Bước 6 | Tối ưu hóa (Optimization)

• Bước 7 | Tài liệu hóa kết quả (Results Documentation)

Bảy bước này được tổ chức thành ba giai đoạn:

• Các bước từ 1 à 3 đại diện cho giai đoạn Phân tích hệ thống trong nghiên cứu PFMEA.

• Các bước từ 4 à 6 đại diện cho giai đoạn Phân tích sai lỗi và Giảm thiểu Rủi ro trong nghiên cứu PFMEA.

• Giai đoạn thứ ba, thực hiện truyền thông - là Bước 7, Tài liệu hóa kết quả


2. Xác định phạm vi (Scope definition)

Yêu cầu nêu rõ những gì bao gồm và không bao gồm trong FMEA


3. Bổ xung thêm phương pháp FMEA-MSR

MSR: Monitoring and System Response

Một phương pháp mới đã được thêm vào đó là FMEA-MSR. FMEA-MSR được hiểu là một bổ sung về “FMEA cho giám sát và hệ thống ứng phó”. FMEA-MSR được đưa ra nhằm duy trì trạng thái an toàn (tức là đảm bảo an toàn) hoặc trạng thái tuân thủ quy định (tức là tuân thủ yêu cầu về môi trường) trong quá trình vận hành của khách hàng.


4. Phân tích cấu trúc

Ở PFMEA cũ – chỉ nêu bước công đoạn (tên và mô tả ngắn gọn về công đoạn) – nhưng ở PFMEA mới đã thực hiện thành bước phân tích cấu trúc – trong đó phân tích rõ về 3 hạng mục đó là quá trình, công đoạn và các yếu tố công đoạn. Điều này giúp ta hiểu rõ hơn về công đoạn đang xem xét.


5. Phân tích chức năng

Các yêu cầu về chức năng đã được chia làm 3 cấp trong FMEA mới – điều này giúp xác định các sai lỗi và tác động của sai lỗi một cách rõ ràng hơn.

- Function of the process item / Chức năng của quá trình. Function of system, subsystem, part element or process

- Function of the process step and product characteristic / Chức năng của công đoạn và đặc tính sản phẩm - (quantitative value is optional / ưu tiên dữ liệu định lượng)

- Function of the process work element and process characteristic / Chức năng của các yếu tố công đoạn và của các đặc tính quá trình


6. Sửa đổi bảng cho điểm S,O,D

- Bảng S – chỉ rõ các ảnh hưởng  về 3 hạng mục: Your Plant (Nhà máy), Ship to Plant (Nhà máy khách hàng), Customer (Khách hàng) để cho điểm nghiêm trọng (S)

- Bảng O – Nêu các tiêu chí về khả năng sảy ra, kinh nghiệm quá trình, kiểm soát ngăn chặn giúp xác định rõ ràng về khả năng xảy ra của sai lỗi tiềm ẩn.

- Bảng D – Cụ thể hóa các tiêu chí phát hiện để dễ dàng xác định điểm D – khả năng phát hiện.


7. Loại bỏ chỉ số rủi ro ưu tiên (RPN)

Trong Bước 5 của Quá trình FMEA - Phân tích rủi ro, RPN đã được loại bỏ?

Đúng vậy, Chỉ số rủi ro ưu tiên (RPN) được thay thế bằng Mức ưu tiên hành động (AP) xuất phát từ một loạt các bảng xác định AP dựa trên xếp hạng về Mức độ nghiêm trọng, tần suất xuất hiện và khả năng phát hiện của mô hình sai lỗi tiềm ẩn. AP không phải là mức ưu tiên của rủi ro mà là mức ưu tiên cho hành động (cao, trung bình hoặc thấp) để giảm thiểu các rủi ro của những sai lỗi làm cho các chức năng không hoạt động giống như đã hoạch định. Trong khi RPN khuyến khích xếp hạng các sai lỗi tiềm năng từ cao đến thấp, thì các bảng AP lại xác định mức độ ưu tiên tuyệt đối cho việc hành động bất kể có bao nhiêu các mục khác đã được xác định trong nghiên cứu FMEA.


8. Hai loại hành động được đề xuất

Trong bước 6 - Tối ưu hóa, mục “hành động được đề xuất” đã được thay đổi thành hai cột: Hành động phòng ngừa và hành động phát hiện.


9. Phân công người thực hiện

Trong bước 6 - Tối ưu hóa, đã chỉ rõ người chịu trách nhiệm thực hiện hành động ngăn chặn và hành động phát hiện cho những sai lỗi tiềm ẩn.


10. Tài liệu hóa kết quả (PFMEA results documentation)

PFMEA mới yêu cầu phải tài liệu hóa kết quả phát triển FMEA để truyền thông trong nội bộ hoặc với bên ngoài. Các tài liệu cần có có thể bao gồm:

- Tóm tắt việc thực hiện (execution summary)

- Phạm vi của FMEA

- S/O/D rating table

- Ưu tiên Hành động (AP)

- Kết quả và kết luận của phân tích.


Download AIAG-and-VDA-FMEA-Handbook

Do tình trạng bản quyền của AIAG-and-VDA-FMEA-Handbook nên chúng tôi chưa thể post AIAG-and-VDA-FMEA-Handbook lên được - để tìm hiểu thêm về các thay đổi của AIAG-and-VDA-FMEA-Handbook - Mời các bạn Download tài liệu sau: AIAG-and-VDA-FMEA-Handbook-Apr-4-2019-1

Hãy liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ.


Bài viết liên quan:

Đào tạo và hướng dẫn thực hiện AIAG & VDA FMEA

Khi nào phải chuyển đổi sang AIAG&VDA FMEA

Đào tạo 5 core tools

Tư vấn và đào tạo IATF 16949


Để yêu cầu dịch vụ đào tạo và hướng dẫn thực hiện AIAG & VDA FMEA - Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Tầng 6 Tòa nhà Thương mại, Số 22 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.

Tel: 02253 261 208 - Hotline: 0914 564 579

Fax: 02253 292 718

Email: itvc.haiphong@itvc-global.com

Gọi ngay: 0914.564.579
SMS: 0914.564.579 Chat Zalo Chat qua Messenger