22 Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng.

itvc.haiphong@itvc-global.com

Tư vấn RBA - Kịch bản ứng phó dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV)

Ngày 02-02-2020 Lượt xem 1735

Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra hiện đang là 1 sự kiện ảnh hưởng đến sức khỏe con người trên toàn cầu.

Đối với các công ty tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành điện tử, tuân thủ theo bộ quy tắc RBA - bạn cần thiết lập Kịch bản ứng phó dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV)

Để giúp các bạn thiết lập Kịch bản ứng phó dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV) - Nhóm tư vấn RBA của ITVC Toàn Cầu giới thiệu đến các bạn tài liệu mẫu về Kịch bản ứng phó dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV) để các bạn tham khảo như sau:

Kịch bản ứng phó dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV)

1. Khái niệm:

- Virus corona (CoV) là một họ virus lớn gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến bệnh nặng, đe dọa tính mạng của người bệnh, như: hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS- CoV) năm 2012.

- Triệu chứng: Người nhiễm virus corona có  các triệu chứng như ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong; đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

- Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian (như thức ăn, đường hô hấp, dùng chung đồ dùng, máu, da, niêm mạc...) và có khả năng phát triển thành bệnh dịch.

Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm: Bao giờ cũng do một mầm bệnh gây nên (tính đặc hiệu) Có thể lan truyền bệnh thành dịch Tiến triển có chu kỳ:

Chu kỳ đầy đủ của một bệnh truyền nhiễm gồm các thời kỳ sau:

+ Nung bệnh (ủ bênh): là thời gian từ khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể đến khi xuất hiện những triệu chứng lâm sàng đầu tiên.

+ Khởi phát: là thời kỳ bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng của bệnh, đặc biệt là triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân.

+ Toàn phát: là thời kỳ bệnh nhân biểu hiện đầy đủ các triệu chứng lâm sàng của một bệnh. Thăm khám và xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán và tiên lượng. Các biến chứng cũng hay xuất hiện làm cho bệnh nặng thêm và có nguy cơ tử vong.

+ Lui bệnh: Là thời kỳ các triệu chứng của bệnh thuyên giảm một cách đột ngột hoặc từ từ. Biến chứng thường thấy trong giai đoạn này là bội nhiễm do quá trình săn sóc điều dưỡng kém hoặc do một bệnh tiềm ẩn bộc phát trên cơ thể người bệnh.

+ Hồi phục (lại sức): thời kỳ này thường kéo dài chậm chạp. Những bệnh nhân suy nhược, suy dinh dưỡng rất dễ nhiễm một bệnh nhiễm trùng khác như bệnh Lao, Viêm phế quản... Trong lâm sàng thăm khám bệnh rất khó để phân biệt rõ được thời kỳ lui bệnh và hồi phục vì không có dấu hiệu rõ ràng.

- Dịch bệnh là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cồng đồng hoặc một khu vực trong vòng một thời gian ngắn, thường là hai tuần hoặc ít hơn. Ví dụ, nhiễm não mô cầu, tỷ lệ mắc vượt quá 15 trường hợp trên 100.000 người trong hai tuần liên tiếp được coi là một vụ dịch.

2. Phòng ngừa dịch bệnh

Đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung – có 5 cách để phòng ngừa như sau:

- Tiêm vắc-xin: là biện pháp chủ động tạo miễn dịch cho người có khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Việc tiêm phòng phải được thực hiện khi người còn khỏe mạnh và theo lịch tiêm phòng chung. Tỷ lệ người tiêm phòng càng cao, số người có miễn dịch trong cộng đồng càng lớn và bệnh càng khó lây truyền.

- Giữ vệ sinh cá nhân: hàng ngày cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật. Giữ vệ sinh răng miệng. Tắm rửa thường xuyên phòng bệnh viêm nhiễm trên da. Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đi đường và khi đến chỗ đông người. Thường xuyên ngủ màn để tránh những bệnh do các loài muỗi / sinh vật mang bệnh truyền cho người.

- Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn các thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi, đã được lọc hoặc xử lý; bảo quản thức ăn đã chế biến một cách phù hợp (như bảo quản lạnh); ngăn không cho ruồi nhặng đậu vào thức ăn; không dùng chung các dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Các biện pháp này giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tiêu hóa như: tả, lỵ, thương hàn....

- Vệ sinh môi trường: nhằm ngăn ngừa sự lây truyền của các bệnh lây qua đường tiêu hóa, qua vết đốt côn trùng. Cần loại bỏ chỗ sinh sản của muỗi truyền sốt rét, sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền khác. Cung cấp nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt. Cần thu gom và xử lý rác thải, xử lý các chất thải của người và động vật hợp vệ sinh. Nuôi cá để diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi, ruồi; loại bỏ các dụng cụ chứa nước và các vật thải rắn để hạn chế nơi sinh sản của muỗi...

- Đối với bệnh lây qua đường tình dục - Sống lành mạnh và quan hệ tình dục an toàn: sống chung thủy, không quan hệ với người bán dâm, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không tiêm chích ma túy. Sống lành mạnh giúp ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục (như giang mai, lậu, HIV,...) và các bệnh lây qua các dịch tiết cơ thể khác (viêm gan B, viêm gan C...).

Đối với virus corona – cách phòng bệnh như sau:

- Tiêm chủng: Hiện chưa có vắcxin phòng ngừa virus corona nên chưa thể áp dụng tiêm chủng để phòng bệnh. Các thử nghiệm vắcxin phòng chủng virus gây bệnh MERS vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

- Tránh tiếp xúc những người bị bệnh. Nên cố gắng tránh đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng. Rửa tay thường xuyên bằng xà bông và nước với thời gian rửa tay ít nhất là 20 giây.

- Nên bật điều hòa để điều chỉnh nhiệt độ từ 25oC trở lên để tạo môi trường tránh sự phát triển của virus

- Sử dụng khẩu trang 3 lớp để tránh tiếp xúc dịch cơ thể với người khác.

- Nếu bạn là người bệnh, hãy ở nhà và tránh đám đông, tránh tiếp xúc với những người khác.

- Che miệng và mũi khi ho hay hắt hơi. Khử trùng các vật dụng và bề mặt đồ dùng bạn chạm vào để tránh lây bệnh cho người khác.

3. Tổ chức phòng chống dịch bệnh:

- Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; tổ chức cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh.

- Tổ chức cách ly y tế; vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong khu vực có dịch.

Sơ đồ tổ chức ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh:

Lưu trình Kịch bản ứng phó dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV)

Số điện thoại báo cáo khẩn câp về dịch bệnh:

-   Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh

 

-   Người phụ trách y tế

 

-   Trưởng các bộ phận liên quan

 

-   Hỗ trợ y tế khẩn cấp

 

-   Bệnh viện (gần nhất)

 



Để yêu cầu dịch vụ tư vấn và đào tạo RBA - Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Tầng 6 Tòa nhà Thương mại, Số 22 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.

Tel: 02253 261 208 - Hotline: 0914 564 579

Fax: 02253 292 718

Email: itvc.haiphong@itvc-global.com

0914 564 579

Gọi ngay: 0914.564.579
SMS: 0914.564.579 Chat Zalo Chat qua Messenger