22 Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng.

itvc.haiphong@itvc-global.com

Tư vấn EICC - Phần B - Sức khỏe và an toàn

Ngày 05-11-2016 Lượt xem 4313

Sau các yêu cầu về lao động, EICC yêu cầu bên tham gia phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn sức khỏe nghề nghiệp và vệ sinh lao động.

1. YÊU CẦU CỦA EICC VỀ MỤC B- SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN

B. SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN

B1) An toàn nghề nghiệp

          B1.1 Cần có tất cả các giấy phép, cấp phép và các báo cáo thử nghiệm cần thiết cho an toàn lao động đồng thời cần thực hiện quá trình nhằm đảm bảo giấy phép và cấp phép luôn được cập nhật

          B1.2 Người lao động tiếp xúc với những mối nguy hiểm tiềm ẩn (ví dụ: nguồn điện và năng lượng khác, lửa, phương tiện và nguy cơ ngã) đang được kiểm soát thông qua các thiết kế phù hợp, kỹ thuật và quản lý điều hành và quy trình làm việc an toàn

          B1.3 Thiết bị bảo vệ thích hợp cá nhân (PPE) phải được sử dụng nhất quán và chính xác khi cần thiết để kiểm soát các mối nguy hiểm an toàn và tiếp xúc với người lao động

B2) Sự chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp

          B2.1 Cần có tất cả các giấy phép, cấp phép và các báo cáo thử nghiệm/kiểm tra cần thiết cho thiết bị phản ứng an toàn cháy (bao gồm thiết bị giảm ổn) và cần có chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp và thực hiện các quá trình để đảm bảo giấy phép và cấp phép luôn được cập nhật

          B2.2 Hệ thống đầy đủ và hiệu quả phát hiện cháy, báo động và giảm ồn được đưa ra.

          B2.3 Tất cả các trường hợp khẩn cấp tiềm ẩn mà có thể ảnh hưởng đến hiện trường được xác định và đánh giá cũng như tổ chức các chương trình (kết hoạch/trình tự) ứng phó và chuẩn bị sẵn sàng cho khẩn cấp hiệu quả và đầy đủ.

          B2.4 Lối thoát hiểm khi khẩn cấp có hiệu quả và nối thoát hiểm đủ về số lượng và vị trí, dễ tiếp cận và duy trì đúng cách

          B2.5 Tình huống khẩn cập được xác định khác và hỏa hoản đầy đủ và diễn tập sơ tán được tiến hành với tất cả các nhân viên và các hồ sơ được duy trì.

          B2.6 Nhân viên phản ứng khẩn cấp được cung cấp PPE đầy đủ và đào tạo đầy đủ trên cơ sở hàng năm. Theo quy định này, dự kiến nhà máy sẽ có một đội phản ứng khẩn cấp được chỉ định (ERT) và đội này sẽ có PPE thích hợp cho nhiệm vụ ứng phó khẩn cấp của họ quy định tại A2.3 (phản ứng khẩn cấp, liên tục kinh doanh và kế hoạch khôi phục kinh doanh)

B3) Chấn thương nghề nghiệp và bệnh tật

          B3.1 Cần có tất cả các giấy phép, chương trình, cấp phép và các báo cáo thử nghiệm cần thiết cho bệnh tật và chấn thương nghề nghiệp đồng thời cần thực hiện quá trình nhằm đảm bảo giấy phép và cấp phép luôn được cập nhật

          B3.2 Điều tra để xác định nguyên nhân gốc rễ và thực hiện các hành động khắc phục / phòng ngừa thương tích và bệnh tật liên quan tại nơi làm việc trong ba năm qua đã được thực hiện và ghi nhận, thông báo cho người lao động bị ảnh hưởng và theo dõi để giải quyết triệt để.

          B3.3 Cần đưa ra quá trình sơ cứu hiệu quả và đủ số lượng người phản ứng đầu tiên qua đào tạo có sẵn để cung cấp điều trị y tế ban đầu cho nhân viên bị thương hoặc bị bệnh

          B3.4 Bộ dụng cụ sơ cứu phù hợp để cung cấp điều trị y tế cho công nhân bị thương hoặc bị bệnh có sẵn cho người lao động tại các khu vực được chỉ định.  Bộ dụng cụ có nguồn cung cấp đầy đủ và được kiểm tra trên cơ sở hàng tháng

B4) Vệ sinh công nghiệp 

          B4.1 Cần có tất cả các giấy phép, cấp phép và các báo cáo thử nghiệm cần thiết cho tiếp xúc vệ sinh công nghiệp đồng thời cần thực hiện quá trình nhằm đảm bảo giấy phép và cấp phép luôn được cập nhật

          B4.2 Thực hiện kiểm soát thích hợp cho vấn đề tiếp xúc của người lao động với hợp chất hóa học, sinh học và vật lý

B5) Công việc đòi hỏi có thể chất

          B5.1 Công nhân tiếp xúc với các mối nguy hiểm của công việc đòi hỏi thể chất được xác định, đánh giá, thông báo và kiểm soát có hiệu quả

B6) Bảo vệ máy móc

          B6.1 Cần có tất cả các giấy phép, cấp phép và các báo cáo thử nghiệm cần thiết cho máy móc đồng thời cần thực hiện quá trình nhằm đảm bảo giấy phép và cấp phép luôn được cập nhật

          B6.2 Đã thực hiện chương trình bảo vệ máy hiệu quả và đầy đủ và công nhận vận hành máy một cách an toàn

B7) Thực phẩm, vệ sinh và nhà ở

          B7.1 Tất cả chứng chỉ, đăng ký, giấy phép, và cấp phép về an toàn và sức khỏe yêu cầu liên quan đến thực phẩm, vệ sinh và nhà ở phải được đưa ra và cần thiết lập quá trình đầy đủ và hiệu quả để đảm bảo giấy phép và cấp phép luôn được cập nhật

          B7.2 Ký túc xá, phòng tắm, không gian cho người lao động được sạch sẽ, an toàn và duy trì tốt và đáp ứng tiêu chuẩn nhà ở quốc tế

          B7.3 Căng tin (nhà ăn) đều được sạch sẽ, duy trì tốt và quản lý phù hợp với quy định của y tế địa phương

B8) Thông báo về sức khỏe và an toàn

          B8.1 Thông tin về an toàn và sức khỏe (bao gồm cả đào tạo) được truyền đạt rõ ràng cho người lao động  


2. YÊU CẦU CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ AN TOÀN - VỆ SINH LAO ĐỘNG (LUẬT LAO ĐỘNG)

Chương IX - An toàn lao động, vệ sinh lao động

Điều 95

1- Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và về bảo vệ môi trường.

2- Chính phủ lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của Nhà nước; đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng cụ, thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

3- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tham gia với Chính phủ trong việc xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Điều 96

1- Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phải có luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh theo quy định của pháp luật.

Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.

2- Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép với cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động.

Điều 97

Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường.

Điều 98

1- Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2- Người sử dụng lao động phải có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp; nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp, phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc.

Điều 99

1- Trong trường hợp nơi làm việc, máy, thiết bị có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt động tại nơi làm việc và đối với máy, thiết bị đó cho tới khi nguy cơ được khắc phục.

2- Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe doạ nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp. Người sử dụng lao động không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục.

Điều 100

Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây tai nạn lao động phải được người sử dụng lao động trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động.

Điều 101

Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.

Người sử dụng lao động phải bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật.

Điều 102

Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công việc của từng người lao động.

Người lao động phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ quy định. Chi phí khám sức khoẻ cho người lao động do người sử dụng lao động chịu.

Điều 103

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức chăm lo sức khoẻ cho người lao động và phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động khi cần thiết.

Điều 104

Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật, hưởng chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật.

Người làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân.

Điều 105

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

Điều 106

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.

Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khoẻ riêng biệt.

Điều 107

1- Người tàn tật do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được phục hồi chức năng lao động; nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.

2- Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều lệ bảo hiểm xã hội.

3- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất bằng 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trường hợp do lỗi của người lao động, thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương.

Điều 108

Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật.

Nghiêm cấm mọi hành vi che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Chúng tôi sẽ thông tin đến cho các bạn về các nội dung yêu cầu của EICC về:

Mục A - Lao động

Mục C - Môi trường

Mục D - Đạo đức

- Mục E - Hệ thống quản lý

Mời các bạn click vào các link trên để theo dõi.

Để sử dụng dịch vụ tư vấn EICC - Quý vị hãy liên hệ ngay với ITVC Toàn Cầu để được tư vấn các thông tin hữu ích và dịch vụ tốt nhất.

 

0914 564 579

Gọi ngay: 0914.564.579
SMS: 0914.564.579 Chat Zalo Chat qua Messenger