22 Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng.

itvc.haiphong@itvc-global.com

CÔNG NGHIỆP MÔI TRƯỜNG, KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG VÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG: “ĐƯỜNG KHÔNG HẸP, VẪN ÍT NGƯỜI ĐI”

Ngày 29-09-2015 Lượt xem 3554

 

Công nghiệp môi trường, kiểm toán năng lượng và tiết kiệm năng lượng vốn nằm trong danh mục các lĩnh vực kinh tế được khuyến khích phát triển.

Là một trong những ngành cần “ưu tiên phát triển vượt bậc” theo Quyết định số 1043/2013/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản đến năm 2020, tầm nhìn 2030, nhưng hiện cả nước mới có trên 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp môi trường, kiểm toán năng lượng tiết kiệm năng lượng.

Nhu cầu không hề nhỏ

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2020, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các đô thị loại IV trở lên trên cả nước, mỗi ngày ước khoảng 59.000 tấn (tăng gấp 4 lần hiện tại). Cũng thời điểm này, mỗi hecta khu công nghiệp sẽ mỗi ngày thải ra khoảng 25-30m3 nước thải và 200 tấn chất thải rắn mỗi năm. Một loại chất thải rắn nguy hại khác như chất thải y tế cũng đang có tốc độ gia tăng rất nhanh, khoảng 7,6%/năm. Trong khi đó, năng lực xử lý chất thải rắn nói chung ước chỉ khoảng 1/3 nhu cầu; trong đó chỉ có khoảng 14% chất thải rắn nguy hại được xử lý. Năng lực xử lý nước thải còn yếu kém hơn nhiều: chỉ 2-3% nước thải đô thị được làm sạch đạt yêu cầu.

Theo ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho đến nay, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường vừa được trình Chính phủ và vẫn đang trong quá trình xem xét, chờ phê duyệt, song kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp môi trường, kiểm toán năng lượngtiết kiệm năng lượng (nhằm thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản) đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 1292/QĐ-TTg ngày 1/8/2014. Chiến lược nêu trên đã xác định rõ nhiệm vụ “phát triển công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng đến năm 2020 thành ngành công nghiệp chủ lực, có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu xử lý môi trường, sử dụng năng lượng bền vững”. kiểm toán năng lượng, tiết kiệm năng lượng

Nhu cầu đầu tư lớn

Theo ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhu cầu đầu tư cho bảo vệ môi trường ở 16 ngành và lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam vào năm 2020 có thể lên tới hơn 7,6 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp môi trường những năm gần đây cũng đã có những thay đổi quan trọng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần. Trong giai đoạn 2010 – 2014, tính riêng tổng giá trị ký kết ODA cho các dự án, chương trình thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường đã đạt khoảng 2,9 tỷ USD, trong đó viện trợ không hoàn lại là 58 triệu USD, còn lại là vốn vay ưu đãi.

Các lĩnh vực cụ thể cũng đã được chỉ rõ trong Chiến lược, bao gồm việc đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải đô thị, các nhà máy phân loại rác – sản xuất phân vi sinh – đốt rác kết hợp thu hồi nhiệt – phát điện, xử lý chất thải nguy hại, nhà máy tái chế chất thải (nhựa phế thải, dầu thải, thiết bị điện, điện tử, phương tiện vận tải hết niên hạn sử dụng).

Lĩnh vực kiểm toán năng lượngtiết kiệm năng lượng cũng là một mảnh đất còn rất nhiều khoảng trống, bao gồm nghiên cứu, chuyển giao và hỗ trợ áp dụng các quy trình kiểm toán năng lượng và công nghệ tiết kiệm năng lượng cho các ngành sản xuất tiêu thụ nhiều năng lượng như thép, giấy, xi măng, gốm sứ. Đó cũng có thể là nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ “xanh” như đèn chiếu sáng LED, các thiết bị điện tử, điện lạnh hiệu suất cao; giảm phát thải khí nhà kính ở các nhà máy sản xuất bia, chế biến thủy sản, tòa nhà công sở…

Nhưng vì sao vẫn ì ạch?

Song điều đáng tiếc, theo chuyên gia này, là hệ thống cơ chế chính sách để thúc đẩy công nghiệp môi trường, kiểm toán năng lượng và tiết kiệm năng lượng vẫn chưa đầy đủ. Đáng kể nhất là cả Nghị định của Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp môi trường lẫn Nghị định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ đều chưa được ban hành.

Sự liên kết trong sản xuất, cung ứng linh kiện trong lĩnh vực này cũng chưa hình thành; chưa có thị trường cho các sản phẩm hỗ trợ ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng. Mặc dù không thể phủ nhận là về phía doanh nghiệp, trình độ sản xuất và năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế; song có một nguyên nhân quan trọng khiến không nhiều nhà đầu tư muốn bỏ vốn vào lĩnh vực môi trường là xã hội dường như chưa chấp nhận chi trả xứng đáng cho các dịch vụ môi trường. Các hành vi trục lợi từ môi trường còn khá phổ biến và chưa bị xử lý nghiêm khắc. Nhìn nhận thực tế này, ông Nguyễn Văn Tài công nhận, một nhiệm vụ quan trọng tới đây chính là tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường và tiết kiệm năng lượng để tạo sức ép giúp hình thành và phát triển thị trường đầu ra cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Hữu Hào, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam, bên cạnh nhóm giải pháp được coi là “thuốc đắng dã tật” ấy, những cơ chế hấp dẫn hơn – một dạng “thuốc bổ” – cũng cần được Nhà nước sớm kê toa cho doanh nghiệp, từ các hỗ trợ trực tiếp về tài chính, đất đai hạ tầng cho đến hỗ trợ gián tiếp như đào tạo nhân lực; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin, cơ sở dữ liệu; hỗ trợ chuyển giao công nghệ…

Bài viết liên quan
Gọi ngay: 0914.564.579
SMS: 0914.564.579 Chat Zalo Chat qua Messenger