22 Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng.

itvc.haiphong@itvc-global.com

Triển khai thực hiện Kiểm toán năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam

Ngày 22-09-2015 Lượt xem 4574

Kiểm toán năng lượng đã trở thành nhiệm vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm, theo quy định của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên do kiểm toán năng lượng ở Việt Nam còn mới nên việc triển khai còn nhiều hạn chế và thiếu hiệu quả.

Kiểm toán năng lượng đã trở thành nhiệm vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm, theo quy định của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên do kiểm toán năng lượng ở Việt Nam còn mới nên việc triển khai còn nhiều hạn chế và thiếu hiệu quả. Sau đây là tổng hợp một số kinh nghiệm giúp các doanh nghiệp có thể triển khai tốt hơn công tác kiểm toán năng lượng.

Phần mở đầu
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng đẩy mạnh quá trình cải tiến nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại Việt Nam. Việc thực hiện tiết kiệm năng lượng không còn là khuyến khích, kêu gọi mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong các doanh nghiệp công nghiệp, các tòa nhà thương mại, các đơn vị vận tải. 
 Các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm bắt buộc phải thực hiện công tác kiểm toán năng lượng đây là một trong những yêu cầu bắt buộc của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đây là việc làm quan trọng giúp doanh nghiệp nhìn nhận về thực trạng sử dụng năng lượng của đơn vị mình, tìm ra các vị trí còn đang lãng phí năng lượng, để từ đó thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Sau gần ba năm thực hiện theo quy định của Luật, hầu hết các doanh nghiệp đã có sự quan tâm tích cực về việc thực hiện tiết kiệm năng lượng. Đặc biệt trong các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm đã và đang triển khai thực hiện công tác kiểm toán năng lượng theo quy định của Luật (Thực hiện kiểm toán năng lượng ít nhất ba năm một lần, nếu không tiến hành kiểm toán năng lượng theo quy định sẽ bị phạt từ 50 đến 70 triệu đồng). Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiều doanh nghiệp chưa nhìn nhận đúng và đầy đủ về kiểm toán năng lượng, do đó kết quả thực hiện thường mang tính hình thức, các báo cáo kiểm toán năng lượng chỉ để đối phó theo quy định của Luật. Hiệu quả thực sự mạng lại từ kiểm toán năng lượng là chưa cao. 
Để giúp các doanh nghiệp có thể triển khai thực hiện kiểm toán năng lượng một cách hiệu quả, trong nghiên cứu này tác giả sẽ trình bày một cách tổng quan về việc thực hiện kiểm toán năng lượng và tổng hợp một số kinh nghiệm khi thực hiện kiểm toán năng lượng tại các doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam. Kiểm toán năng lượng ITVC Toàn Cầu, kiem toan nang luong, tiet kiem nang luong, tiết kiệm năng lượng

Quy trình thực hiện Kiểm toán năng lượng trong doanh nghiệp công nghiệp
Kiểm toán năng lượng là hoạt động đo lường, phân tích, tính toán, đánh giá để xác định mức tiêu thụ năng lượng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng và đề xuất các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với một cơ sở sử dụng năng lượng. Thông thường hiện nay khi thực hiện kiểm toán năng lượng thì có hai hình thức là kiểm toán năng lượng sơ bộ và kiểm toán năng lượng chi tiết.
Kiểm toán năng lượng sơ bộ là việc quan sát và kiểm tra bằng mắt đối với từng hệ thống tiêu thụ năng lượng. Bao gồm cả việc đánh giá các dữ liệu về tiêu thụ năng lượng và mô hình quản lý năng lượng, so sánh dữ liệu với các giá trị trung bình hoặc tiêu chuẩn của các thiết bị tương tự. Chi phí để thực hiện thấp nhất nhưng vẫn có thể đánh giá sơ bộ tiềm năng tiết kiệm, đưa ra danh sách các cơ hội tiết kiệm năng lượng với chi phí thấp nhờ các cải tiến trong thói quen vận hành và bảo dưỡng. Kiểm toán năng lượng sơ bộ đồng thời cũng là bước quan trọng để xây dựng thông tin phục vụ cho kiểm toán năng lượng chi tiết.Kiểm toán viên năng lượng lấy số liệu
Kiểm toán năng lượng chi tiết là giai đoạn tiếp theo của kiểm toán năng lượng sơ bộ, việc thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết sẽ dựa trên các kết quả đã phân tích từ kiểm toán năng lượng sơ bộ. Kiểm toán năng lượng chi tiết này sẽ tiến hành xác định lượng năng lượng sử dụng và tổn thất thông qua quan sát và phân tích các thiết bị, các hệ thống năng lượng và các đặc điểm vận hành của quả trình sản xuất một cách chi tiết nhất. Quá trình phân tích có thể bao gồm cả việc đo đạc và thí nghiệm nhằm xác định chính xác lượng năng lượng sử dụng và hiệu suất của các thiết bị. Quá trình thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí, tuy nhiên các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất sẽ được đánh giá và tính toán cụ thể hơn. Bao gồm tính toán các phương án về kỹ thuật và tính toán hiệu quả về kinh tế.  
Quy trình thực hiện kiểm toán năng lượng được thể hiện trong hình 1, kiểm toán năng lượng được bắt đầu bằng việc thu thập thông tin về hệ thống tiêu thụ năng lượng và các yếu tố liên quan bằng cách phỏng vấn, đưa ra bản câu hỏi hoặc kiểm tra từ hồ sơ cũ của đơn vị thông qua các hoá đơn năng lượng. Kiểm toán sơ bộ sẽ đưa ra một bức tranh khái quát về loại năng lượng sử dụng, các thiết bị sử dụng, các khu vực sử dụng, hệ thống cung cấp nhiên liệu, đây sẽ là căn cứ để tiến hành đánh giá sơ bộ tình hình tiêu thụ năng lượng tại đơn vị.
Bước tiếp theo kiểm toán viên phân tích số liệu đã thu thập được đồng thời thực hiện đo đạc cụ thể để có thể đưa ra bức tranh về tiêu thụ năng lượng của đơn vị (Lập bảng cân bằng năng lượng chi tiết). Căn cứ vào các số liệu khảo sát kết hợp cùng số liêu đo đạc thực tế (lượng năng lượng tiêu thụ trên các thiết bị, công suất và thời gian vận hành) kiểm toán viên xác định được các vị trí có thể giảm tiêu thụ năng lượng, các cơ hội tiết kiệm năng lượng. Đồng thời phân tích, đánh giá để đưa ra các giải pháp thực hiện các cơ hội tiết kiệm năng lượng đó, xác định chi phí và lợi ích của từng giải pháp tiết kiệm. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng sau khi tính toán sẽ được xếp loại thứ tự ưu tiên theo hiệu quả kinh tế - kỹ thuật.
Kết quả cuối cùng của kiểm toán năng lượng sẽ là một báo cáo kiểm toán năng lượng, trong báo cáo cần phản ánh đầy đủ bức tranh về hiện trạng sử dụng năng lượng tại đơn vị được kiểm toán. Cùng trong đó là khuyến nghị một chương trình hành động để tiết kiệm năng lượng cho đơn vị. 
Quy trình kiểm toán năng lượng như đã trình bày thường được áp dụng thực hiện cho các đơn vị thuộc lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không nhất thiết phải thực hiện tất cả các bước, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể từng đơn vị mà quá trình thực hiện có thể có những điều chỉnh cho phù hợp. Kiem toan nang luong ITVC Toàn Cầu, kiểm toán năng lượng, tiết kiệm năng lượng, KTNL
Kiem toan nang luong ITVC Toàn Cầu, kiểm toán năng lượng, tiết kiệm năng lượng, KTNL
Một số kinh nghiệm triển khai kiểm toán năng lượng trong doanh nghiệp công nghiệp
Doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất của kiểm toán năng lượng 
Yêu cầu đầu tiên để quá trình kiểm toán năng lượng đạt được hiệu quả thì người đứng đầu các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ bản chất của kiểm toán năng lượng là gì? Do chưa hiểu lợi ích thực sự của kiểm toán năng lượng nên nhiều doanh nghiệp hiện này làm kiểm toán năng lượng chỉ là để báo cáo theo quy định của Luật, các kiến nghị về giải pháp tiết kiệm năng lượng ít được quan tâm thực hiện. Kiểm toán năng lượng ITVC Toàn Cầu
Để phát huy hiệu quả từ các chương trình kiểm toán năng lượng thì trước khi tiến hành thuê các đơn vị tư vấn thực hiện dịch vụ kiểm toán năng lượng, mỗi doanh nghiệp cần phải tự trang bị các kiến thức cơ bản về kiểm toán năng lượng. Từ đó doanh nghiệp đưa ra yêu cầu và xây dựng tiêu chí để đánh giá chất lượng kiểm toán năng lượng, có phương án triển khai việc thực hiện kiểm toán năng lượng một cách phù hợp nhất với đơn vị mình. Lựa chọn đơn vị tư vấn đủ năng lực kiểm toán năng lượng ở Việt Nam nói chung cũng như ở Hải Phòng là dịch vụ còn tương đối mới, nhưng hiện cũng đã có nhiều đơn vị tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ này. Với các đơn vị tư vấn khác nhau thì chất lượng dịch vụ đem lại cho doanh nghiệp cũng khác nhau, vì thế khi tiến hành lựa chọn đơn vị tư vấn doanh nghiệp cần lưu ý:
- Trong giấy phép kinh doanh đơn vị tư vấn phải có chức năng cung cấp dịch vụ kiểm toán năng lượng.
- Cán bộ kiểm toán năng lượng của đơn vị tư vấn phải có chứng chỉ Kiểm toán viên năng lượng do Bộ Công Thương cấp
- Kinh nghiệm về khả năng cung cấp dịch vụ kiểm toán năng lượng.
- Năng lực về nhân sự của đơn vị tư vấn 
- Các trang bị về thiết bị kiểm toán năng lượng.Kiem toan nang luong ITVC Toàn Cầu, kiểm toán năng lượng, tiết kiệm năng lượng, KTNL

Quản lý quá trình thực hiện kiểm toán năng lượng
Hiện nay, một số doanh nghiệp sau khi ký kết hợp đồng tư vấn triển khai dịch vụ kiểm toán năng lượng thì thường giao toàn bộ công việc cho đơn vị tư vấn, ít có sự giám sát. Cán bộ của doanh nghiệp có tham gia cũng chỉ đóng vai hỗ trợ và cung cấp các dữ liệu quá khứ về năng lượng, sản lượng. Chính điều này là nguyên nhân gây ra một số kết quả không tốt trong kiểm toán năng lượng:
- Đơn vị tư vấn không hiểu hết quy trình công nghệ và quá trình vận hành của các thiết bị nên có thể đưa ra các tư vấn không thực chuẩn xác.
- Thiếu sự kiểm tra của doanh nghiệp nên số liệu đo đạc của đơn vị tư vấn không được kiểm chứng.
Vì thế trong quá trình thực hiện kiểm toán năng lượng doanh nghiệp cần cử cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp để cùng tham gia làm kiểm toán năng lượng. Các đo đạc, phân tích và đánh giá trong quá trình kiểm toán nhất thiết phải có sự tham gia của người cán bộ này. Bởi cán bộ của chính doanh nghiệp mới là những người am hiểu nhất về quá trình sản xuất, cơ chế vận hành của các thiết bị trong doanh nghiệp mình.

Đánh giá hiệu quả kỹ thuật của các giải pháp tiết kiệm năng lượng 
Thông thường sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng đơn vị tư vấn sẽ đề xuất các giải pháp giúp giảm năng lượng tiêu thụ cho doanh nghiệp. Bao gồm: Các giải pháp mất ít chi phí đầu tư và các giải pháp đòi hỏi mức độ đầu tư cao.
Các giải pháp đơn giản ít phải đầu tư thường là giải pháp về quản lý, giải pháp về bảo ôn, giải pháp tận dụng ánh sáng tự nhiên,… Với các giải pháp này thường ít ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất. Do đó các doanh nghiệp có thể ứng dụng ngay mà không cần phải xem xét quá nhiều về kỹ thuật. Kiem toan nang luong ITVC Toàn Cầu, kiểm toán năng lượng, tiết kiệm năng lượng, KTNL
Nhưng đối với những giải pháp có mức độ đầu tư cao thường là những giải pháp cải tiến công nghệ, hay lắp đặt thêm các thiết bị phụ trợ giúp tiết kiệm năng lượng (Lắp biến tần, Powerboss, Enerkeeper ….). Khi xem xét các giải pháp này doanh nghiệp cần thiết phải đánh giá mức độ tác động tổng thể đối với toàn bộ dây chuyền sản xuất. Vì đôi khi lắp thêm các thiết bị tiết kiệm năng lượng ở điểm này lại có thể tạo ra các tác động xấu đến điểm khác trong dây chuyền. Ví dụ việc lắp biến tần cho động cơ chạy non tải giúp tiết kiệm điện nhưng lại gây ra sóng hài, ảnh hưởng không tốt đến hệ thống điện trong nhà máy.
Do đó trước khi thực hiện một giải pháp tiết kiệm năng lượng doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tổng thể mức độ tác động kỹ thuật đến toàn bộ quá trình sản xuất, tránh trường hợp chỉ nghiên cứu cục bộ tại mồi vài vị trí.
Kiem toan nang luong ITVC Toàn Cầu, kiểm toán năng lượng, tiết kiệm năng lượng, KTNL
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các giải pháp tiết kiệm năng lượng
Cũng như các dự án thông thường, dự án tiết kiệm năng lượng chỉ khả thi khi nó đạt được hiệu quả về kinh tế. Vì thế với các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất doanh nghiệp cần yêu cầu đơn vị tư vấn chứng minh được tính hiệu quả về mặt kinh tế.  
Một số lưu ý khi đánh giá hiệu quả kinh tế của giải pháp tiết kiệm năng lượng:
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế: giá trị hiện tại thuần (NPV), suất thu lợi nội tại (IRR) và thời gian hoàn vốn giản đơn (Thv).
- Trong dự án tiết kiệm năng lượng không có nguồn thu trực tiếp, mà lượng tiền tiết kiệm được từ việc giảm tiêu thụ năng lượng chính là nguồn thu của dự án.
- Khoa học công nghệ không ngừng đổi mới nên các dự án tiết kiệm năng lượng chỉ được đánh giá là khả thi khi thời gian hoàn vốn nhỏ hơn 5 năm (Thv ≤ 5).
Nghiệm thu báo cáo kiểm toán năng lượng
Báo cáo kiểm toán năng lượng là sản phầm doanh nghiệp nhận được sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng. Hiện nay khi các đơn vị tư vấn thực hiện xong báo cáo kiểm toán năng lượng, các doanh nghiệp thường giao cho một cá nhân kiểm tra và đánh giá nghiệm thu báo cáo. Tuy nhiên việc này có nhiều bất cập bởi báo cáo kiểm toán năng lượng là kết quả phản ánh thực trạng sử dụng năng lượng của tất cả các bộ phần trong doanh nghiệp: Từ các phân xưởng, trạm biến áp, kho đến khu vực văn phòng, chiếu sáng bảo vệ…Và với một cá nhân trong doanh nghiệp thì thường không thế nắm bắt tất cả các nội dung này, nên rất khó có thể kiểm tra đánh giá chất lượng của toàn bộ báo cáo kiểm toán năng lượng. 
Vì thế để bảo cáo kiểm toán năng lượng được đảm báo theo đúng yêu cầu của Luật và phản ánh đúng thực tế hiện trạng sử dụng năng lượng tại doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần: Kiem toan nang luong ITVC Toàn Cầu, kiểm toán năng lượng, tiết kiệm năng lượng, KTNL
- Tổ chức buổi nghiệm thu báo cáo kiểm toán năng lượng, với sự tham gia: Đơn vị tư vấn, các đơn vị trực tiếp sử dụng năng lượng trong doanh nghiệp và các cán bộ kỹ thuật, cán bộ phòng hành chính.
- Kiểm tra hình thức báo cáo cần đảm bảo theo đúng quy định trong Thông tư số 09 /2012 /TT-BCT ngày 20 tháng 04 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.Kiem toan nang luong ITVC Toàn Cầu, kiểm toán năng lượng, tiết kiệm năng lượng, KTNL

Bài viết liên quan
Gọi ngay: 0914.564.579
SMS: 0914.564.579 Chat Zalo Chat qua Messenger