22 Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng.

itvc.haiphong@itvc-global.com

Tư vấn đánh giá tác động môi trường

Ngày 11-06-2021 Lượt xem 277

Khi doanh nghiệp đầu tư một dự án thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì vấn đề cần quan tâm đầu tiên là hoàn thiện các hồ sơ, chấp hành quy định của pháp luật, đảm bảo tính khả thi của dự án. Trong đó, các hồ sơ môi trường là một thành phần quan trọng không thể thiếu nếu không thực hiện thì sẽ bị xử phạt rất nặng và chậm tiến độ của dự án.

Trước khi đi vào hoạt đông, các dự án thuộc đối tượng buộc làm báo cáo đánh giá tác động môi trường thì cần thực hiện song song với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, nếu báo cáo này chưa được thẩm định, dự án sẽ chưa được thực hiện. Theo Nghị định 179/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 12 năm 2013 nếu doanh nghiệp vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường thì sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo quy mô và mức độ vi phạm, có thể sẽ bị đình chỉ hoạt động trong một số trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường

1.    Báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì?

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (viết tắt là ĐTM) là đánh giá tác động qua lại giữa dự án với các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội. Tổ chức quốc tế về Đánh giá tác động môi trường (IAIA) đưa ra định nghĩa về việc đánh giá tác động môi trường gồm các công việc như “xác định, dự đoán, đánh giá và giảm thiểu các ảnh hưởng của việc phát triển dự án đến các yếu tố sinh học, xã hội và các yếu tố liên quan khác trước khi đưa ra quyết định quan trọng và thực hiện những cam kết. ĐTM là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà đầu tư ra quyết định lựa chọn phương án khả thi và tối ưu nhất về kinh tế và kỹ thuật cho dự án đầu tư đó.

Mọi cân nhắc về môi trường đều được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên lập quy hoạch dự án (thông qua nội dung giải trình các vấn đề môi trường trong báo cáo giải trình kinh tế kỹ thuật) đến phát triển và thực hiện dự án (thông qua báo cáo ĐTM) và tiếp tục trong suốt quá trình hoạt động của dự án.

2.    Căn cứ pháp luật

-       Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.

-       Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

-       Thông tư 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 9 năm 2011.

3.    Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

a) Dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 và mục 145 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP; dự án có tên gọi khác nhưng có tính chất, quy mô tương đương các dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương với các đối tượng từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;

Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.

Thời điểm lập, trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong mục a được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP

b. Nếu dự án đã được phê duyệt  mà chưa đi vào hoạt động trong các trường hợp sau cần phải xin cấp lại báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Thay đổi địa điểm thực hiện dự án hoặc không triển khai thực hiện dự án trong thời gian ba sáu (36) tháng, kể từ thời điểm ban hành quyết định phê duyệt.

Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động xấu đến môi trường không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng mức độ phát thải hoặc phát sinh các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với kết quả tính toán, dự báo trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

Hồ sơ đề nghị thẩm định và việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các trường hợp quy định tại mục b được thực hiện theo quy định tại các Điều 13, 14 và Điều 15 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT.

4.    Quy trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường.

-       Xác định phạm vi: xác định các vấn đề môi trường liên quan và phạm vi nghiên cứu ĐTM;

-       Tiến hành khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, điều kiện môi trường khu vực dự án xác định sự phù hợp với yêu cầu của dự án và yêu cầu bảo vệ môi trường khu vực;

-       Đánh giá hiện trạng môi trường, các nguồn và mức độ gây ô nhiễm của các chất thải phát sinh, công tác bảo vệ môi trường của cơ sở từ khi chuẩn bị xây dựng đến thời điểm hiện tại;

-       Báo cáo đánh giá các biện pháp phòng ngừa, xử lý chất thải đã và đang sử dụng.

-       Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho giai đoạn xây dựng. Đề xuất phương án quản lý, dự phòng, xử lý thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

-       Xác định nhóm cộng đồng liên quan / quan tâm đến quá trình ĐTM dự án: chủ dự án, nhà đầu tư (người/tổ chức tài trợ hoặc cho vay tiền), Bộ Tài nguyên và Môi trường, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư;

-       Lập báo cáo ĐTM trình nộp Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND tỉnh / thành (Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương);

-       Tiến hành gửi hồ sơ đến hội đồng thẩm định và phê duyệt dự án.

5.    Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM.

Các hoạt động tuân thủ với quyết định phê duyệt ĐTM trong quá trình thực hiện dự án.

-       Một (01) văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.3 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT.

-       Bảy (07) bản ĐTM của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, hoặc trong trường hợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng hồ sơ. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấu trúc và yêu cầu về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 2.4 và 2.5 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT.

-       Một (01) bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi).

Lưu ý với 2 trường hợp dưới đây cần bổ sung thêm giấy tờ theo quy định của thông tư 26/2011/TT-BTNMT.

Đối với trường hợp dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt hồ sơ đánh giá tác động môi trường hoặc đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tương đương với các đối tượng từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP còn phải bổ sung thêm một (01) bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường hoặc văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành.

Đối với trường hợp xin lập lại ĐTM thì cần kèm theo một (01) bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước đó.

6.    Thời gian thẩm định và phê duyệt ĐTM

Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi).

Thời hạn thẩm định hồ sơ đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:

a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là sáu mươi (60) ngày làm việc;

b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc.

Thời hạn phê duyệt ĐTM tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Thời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường không bao gồm thời gian chủ dự án hoàn chỉnh hồ sơ đánh giá tác động môi trường.


Để yêu cầu dịch vụ tư vấn đánh giá tác động môi trường - Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Tầng 6 Tòa nhà Thương mại, Số 22 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.

Tel: 02253 261 208 - Hotline: 0914 564 579

Fax: 02253 292 718

Email: itvc.haiphong@itvc-global.com

Gọi ngay: 0914.564.579
SMS: 0914.564.579 Chat Zalo Chat qua Messenger