22 Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng.

itvc.haiphong@itvc-global.com

Tư vấn lập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Ngày 11-06-2021 Lượt xem 275

Hóa chất là một dạng của vật chất mà có hợp chất và đặc tính hóa học không đổi. Không thể tách nó ra thành những thành phần nhỏ hơn bằng các phương pháp tách vật lý mà không làm bẻ gãy các liên kết hóa học. Hóa chất có các trạng thái khí, lỏng, rắn và plasma.

Hiện nay, hóa chất đã trở thành một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong các ngành công nghiệp. Để tiến hành nhận biết, sử dụng an toàn hóa chất trong các hoạt động của doanh nghiệp, Bộ công thương đã ban hành Thông tư 20/2013/TT-BCT ngày 05/08/2013 quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp sử dụng hóa chất phải tiến hành lập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong doanh nghiệp mình.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động này, ITVC đề xuất gói dịch vụ "Tư vấn lập biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất". Các thông tin về dịch vụ như sau:


1. Văn bản pháp luật

- Luật Hóa chất, năm 2007.

- Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 11/4/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

- Thông tư 20/2013/TT-BCT ngày 05/08/2013 của Bộ Công thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.

- Nghị định 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động hoá chất.


2. Các đối tượng phải thực hiện biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

- Dự án hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp trước khi dự án chính thức hoạt động.

- Cơ sở hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.

- Các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp.


3. Thông tin cần biết khi thực hiện biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

- Quy mô đầu tư: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.

- Công nghệ sản xuất.

- Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.

- Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:

+ Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại.

+ Yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, điều kiện về cơ sở thiết kế chế tạo. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành.

+ Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện.

- Bản đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất.

- Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất).

- Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hóa chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian.

www.itvc-global.com


4. Danh mục hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

- Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Giấy phép kinh doanh chi nhánh.

- Hợp đồng thuê đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu xây dựng, Giấy phép xây dựng (nếu có).

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC hoặc Giấy chứng nhận thẩm duyệt và nghiệm thu hệ thống PCCC

- Phương án chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, Biên bản kiểm tra PCCC định kỳ.

- Biên bản kiểm tra điện trở cột thu lôi chống sét đánh thẳng (gần nhất).

- Giấy phép đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm của xe chở hàng do PCCC cấp, hợp đồng thuê xe.

- Quyết định phê duyệt Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Đề án BVMT hoặc Cam kết BVMT hoặc Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường.

- Sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại.

- Hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại.

- Sơ đồ vị trí, Sơ đồ mặt bằng tổng thể.

- Sơ đồ mặt bằng.

- Sơ đồ thoát hiểm.

- Nội quy lưu trữ, xuất nhập hàng hoá.

- Phiếu an toàn hóa chất.

- Danh sách nhân viên tham gia tổ biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất của các nhân viên này đã tham gia lớp tập huấn an toàn hoá chất do Sở Công thương tổ chức hoặc chứng chỉ nghiệp vụ ATHC – photo chứng chỉ).


5. Các bước thực hiện lập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn.

+ Bước 2: Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 02 (hai) ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu tổ chức cá nhân bổ sung hồ sơ.

+ Bước 3: Sở Công Thương tổ chức kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá và xác nhận Biện pháp cho tổ chức, cá nhân.

+ Bước 4: Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả theo thời gian hẹn và tổ chức thực hiện


6. Cơ quan tiếp nhận và thực hiện hồ sơ biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công thương.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công thương.

- Thời gian giải quyết là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ


Để yêu cầu dịch vụ tư vấn lập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất - Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU

Tầng 6 Tòa nhà Thương mại, Số 22 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.

Tel: 02253 261 208 - Hotline: 0914 564 579

Fax: 02253 292 718

Email: itvc.haiphong@itvc-global.com

Gọi ngay: 0914.564.579
SMS: 0914.564.579 Chat Zalo Chat qua Messenger