22 Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng.
itvc.haiphong@itvc-global.com
Các doanh nghiệp đi vào hoạt động cần phải có các hồ sơ về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính pháp lý và minh bạch trong quá trình hoạt động. Đồng thời để tao nên một nền tảng phát triển bền vững và vì mục tiêu chung là bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu của luật về bảo vệ môi trường - Một trong những hồ sơ môi trường quan trọng và cần thiết đó là giấy phép xả thải.
1. Giấy phép xả thải
Giấy phép xả thải vào nguồn nước do Cục Quản lý Tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấp phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp), và Sở tài Nguyên và Môi trường (chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ giấy phép do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp), nhằm mục đích quản lý về việc xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi của các tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh (giấy phép này quy định lưu lượng nước thải, chất lượng nước thải sau khi đã xử lý, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả thải vào nguồn nước).
Giấy phép xả thải là một hình thức chuyển giao việc xử lý từ chủ nguồn thải đến nơi tiếp nhận xử lý, thuận lợi cho các doanh nghiệp không có điều kiện trực tiếp xử lý. Giấy phép xả thải sẽ cung cấp cho chính quyền địa phương biết nguồn gốc xả thải, chất lượng nước xả thải và nguồn tiếp nhận làm căn cứ để kiểm tra, đối chiếu và dễ kiểm soát hơn.
2. Đối tượng phải làm giấy phép xả thải
Đối tượng phải lập hồ sơ xin giấy phép xả thải là: các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… xả nước thải vào nguồn nước (sông, suối, kênh, mương, rạch…). Các đối tượng này có hệ thống xử lý nước thải và chất lượng nước thải đạt QCVN Cột A trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Tài nguyên nước ban hành năm 2012
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Thông tư số 05/2005/TT-BTNMT ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ phụ thuộc vào lưu lượng nước xả thải trong một ngày đêm:
- Xả thải từ 10-20 m3/ngày đêm sẽ do phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận (huyện) cấp phép.
- Xả thải từ 20 m3/ngày đêm đến dưới 5000 m3 sẽ do Sở phòng Tài nguyên và Môi trường cấp phép
- Xả thải từ 5000 m3/ngày đêm trở lên sẽ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép
3. Hồ sơ xin giấy phép xả thải
- Đơn đề nghị cấp giấy phép (mẫu số 01/XNT của Thông tư 02/2005/TT-BTNMT).
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép.
- Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định tại nơi dự kiến xả nước thải.
- Đề án xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải; trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước thì phải có báo cáo hiện trạng xả nước thải, kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.(mẫu số 02/XNT của Thông tư 02/2005/TT-BTNMT).
- Bản đồ vị trí khu vực xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai tại nơi đặt công trình xả nước thải. Trường hợp đất nơi đặt công trình xả nước thải không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân xả nước thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận.
4. Thời hạn của giấy phép xả thải.
- Thời hạn của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không quá mười (10) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá năm (5) năm. Một điểm cần chú trọng đó chính là phải làm thủ tục gia hạn giấy phép xả thải tại thời điểm hơn 3 tháng trước ngày hết hạn trong giấy phép. Trong trường hợp lưu lượng xả thải hay công trình xả thải có thay đổi so với giấy phép đã cấp, chủ dự án phải tiến hành thủ tục xin cấp phép mới hoặc nếu không sử dụng giấy phép cần thực hiện thủ tục trả lại giấy phép có kèm theo văn bản giải trình lý do cho cơ quan cấp phép.
- Các doanh nghiệp, tổ chức được cấp giấy phép xả thải cần phải chấp hành các điều lệ đã đặt ra nếu không sẽ bị xử phạt theo nghị định 34/2005/NĐ-CP và thông tư 05/2005/TT-BTNMT.
Để yêu cầu dịch vụ tư vấn xin cấp giấy phép xả thải và gia hạn xả thải - Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH ITVC TOÀN CẦU
Tầng 6 Tòa nhà Thương mại, Số 22 Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng.
Tel: 02253 261 208 - Hotline: 0914 564 579
Fax: 02253 292 718