22 Lý Tự Trọng, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng.
itvc.haiphong@itvc-global.com
Hòa nhập vào vào xu thế này, trong thời gian qua, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN tích cực tham gia đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định Khu vực thương mại tự do - FTA với một số đối tác thương mại chính và công cụ để thực hiện các hiệp định thương mại về hàng hóa trong khuôn khổ các FTA này là các quy tắc xuất xứ. Để phục vụ việc kiểm tra và xác định xuất xứ - ITVC Toàn Cầu đề xuất cung cấp dịch vụ giám định xuất xứ hàng hóa, máy móc, thiết bị
1. Xuất xứ hàng hóa là gì?
Luật thương mại sửa đổi của Việt nam có hiệu lực từ ngày 01/1/2006 đưa ra khái niệm về xuất xứ hàng hóa: “Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hay thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”.
2. Lợi ích của xuất xứ hàng hóa:
Xuất xứ hàng hoá là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu và là vấn đề được quan tâm trong thương mại quốc gia và quốc tế.
Giám định xuất xứ hàng hóa sẽ giúp xác định một cách khoa học và rõ ràng về xuất xứ hàng hóa để tránh các nhầm lẫn và tranh chấp khi thực hiện thương mại quốc tế.
3. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?
Có thể nói, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là bằng chứng rõ nhất thể hiện quốc gia/ vùng lãnh thổ xuất xứ của hàng hóa. Khái niệm mới nhất về C/O được nêu tại Điều 3 Nghị định 19/2006/NĐ-CP: “Giấy chứng nhận xuất xứ là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hay vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ hàng hóa, chỉ rõ xuất xứ hàng hóa đó”. Trong đó,
4. Phân biệt khái niệm nước sản xuất và nước xuất xứ:
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa đời sống kinh tế, trong khuôn khổ WTO và dưới tác động của phân công lao động quốc tế, các sản phẩm thường được sản xuất từ nguyên liệu, linh kiện…có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau, vì vậy để xác định sản phẩm có xuất xứ từ một nước nào đó hay không ta cần xem xét yếu tố hàm lượng giá trị mà sản phẩm đó có được sau quá trình sản xuất, gia công chế biến tại nước hay vùng lãnh thổ đó. Và đấy cũng là lý do mà chúng ta nên phân biệt hai khái niệm nước sản xuất và nước xuất xứ. Một sản phẩm có nhiều bộ phận, linh kiện được sản xuất ở nhiều nước hay được sản xuất bằng nguyên liệu có xuất xứ từ các nước khác nhau nhưng khi xác định nước xuất xứ cho sản phẩm đó ta chỉ có thể nói sản phẩm có xuất xứ từ nước A hoặc nước B chứ không thể nói nó có xuất xứ từ nhiều nước.
5. Vai trò của tổ chức có thẩm quyền cấp C/O và tổ chức giám định xuất xứ hàng hóa:
- Hiện nay, các tổ chức có thẩm quyền cấp C/O tại Việt Nam là VCCI, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và các Phòng quản lý XNK khu vực trực thuộc Bộ Công thương. Riêng đối với một số C/O ưu đãi như C/O mẫu D, E, S, AK, việc xác định xuất xứ đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy dựa vào một trong những yếu tố và nguyên tắc như xác định tỷ lệ % của giá trị, xác định theo tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, quy định đối với các sản phẩm cụ thể… Vì vậy, việc kiểm tra để xác định xuất xứ hàng hóa và cấp Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa của các cơ quan giám định là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O cho lô hàng xuất khẩu.
Chúng ta có thể kiểm tra xuất xứ hàng hóa theo bản CO gốc được cấp bằng cách cập nhật dữ liệu qua link:
Certificate of Origin Verification Website: https://certificates.iccwbo.org/
Để có thêm thông tin - bạn nên ghé thăm trang web của Hiệp hội thương mại quốc tế ICC: http://www.iccwbo.org/chamber-services/trade-facilitation/certificates-of-origin/what-is-a-certificate-of-origin-/
6. Các bước thực hiện giám định xuất xứ hàng hóa:
ITVC Toàn Cầu là đơn vị giám định đủ điều kiện và năng lực kiểm tra xuất xứ tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang các nước thuộc các khối Asean và Asean+ đã ký kết Hiệp định thương mại với Việt Nam.
Các bước thực hiện vụ giám định xuất xứ hàng hóa (mẫu D, E, S, AK) như sau:
- Thu thập thông tin và tài liệu về hàng hóa:
Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên của ASEAN, ASEAN+, để được hưởng ưu đãi thuế quan theo các Hiệp định thương mại đã được ký kết, nhà nhập khẩu Việt Nam cần đề nghị người xuất khẩu cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo mẫu phù hợp tại nước sở tại.
- Tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa tại cơ sở sản xuất
- Đánh giá về xuất xứ hàng hóa theo quy định
- Chụp ảnh trong quá trình giám định
- Lập báo cáo & phát hành chứng thư giám định
Để yêu cầu dịch vụ giám định xuất xứ hàng hóa, máy móc, thiết bị - Hãy liên hệ ngay với ITVC Toàn Cầu – bạn sẽ nhận được những tư vấn hữu ích và dịch vụ tốt nhất.